Gánh rau ra chợ Tây – Tony Buổi Sáng
(Bài 1: Giấm Kim Ngân trên đường xuất ngoại)
Ngày 1/1/2013, page TnBS ra đời, đến nay đã hơn 3 năm. Hai cuốn sách cũng được xuất bản, tạo cảm hứng để một thế hệ doanh nghiệp trẻ xuất hiện. Các bạn trẻ trong CLB con dượng có tài năng, có ý chí quyết tâm trở thành người “cho việc” chứ không phải người “xin việc” nữa. Một thế hệ doanh nhân mới, ngập ngừng, chập chững bước ra đời nhưng đầy sức sống và hãnh tiến, tiệm cận mọi giá trị của doanh nhân quốc tế như thông thạo ngoại ngữ, sức khỏe tuyệt hảo, trung thực, chính trực, phát triển bền vững gắn bó với môi trường, giải quyết công ăn việc làm cho những vùng khó khăn, xa xôi. Và tất nhiên, họ được bạn bè quốc tế đón nhận nhiệt liệt.
Từ các cơ sở sản xuất nhỏ, CLB con dượng tìm đến và cùng nhau xây dựng thành những nhà máy xí nghiệp to hơn, hùn nhau cổ phần hóa để tạo thêm sức mạnh về vốn, về trí tuệ. Và cứ thế, những gánh rau tiếp nối nhau ra chợ Tây. Một vài viết cực kỳ xúc động của chủ nhân sản phẩm này, cô giáo Bạch Kim Ngân, mời các bạn cùng đọc.
“Dear Dượng!
Sau gần 3 năm được dượng tạo cảm hứng để khởi nghiệp, hôm nay Kim Ngân xin được báo cáo với Dượng về tình hình sản xuất và phát triển sản phẩm Giấm Kim Ngân. Không thể quên khoảng khắc 10 giờ ngày 16/11/2014 khi được gặp, nói chuyện trực tiếp với Dượng tại quán cà phê The coffee bean bên bờ Hồ Tây. Sau khi trút hết cho Dượng bao khó khăn gian khổ của người khởi nghiệp, sau hồi kiên nhẫn lắng nghe và cuối cùng Dượng nói: “CON ĐƯỜNG ĐẾN THÀNH CÔNG NGẮN NHẤT LÀ XUẤT PHÁT TỪ TRÁI TIM CHÂN THÀNH”. Dượng bảo mục tiêu mình phải đặt ra lớn hơn là bán quốc tế, muốn ra sân chơi toàn cầu, doanh nghiệp Việt cần 3 chữ Tâm-Tầm và Trí. Kim Ngân hiểu rất rõ những điều dượng chia sẻ và gần 2 năm nỗ lực áp dụng theo 4 nguyên tắc vàng : KHỞI ĐẦU NHỎ-TỰ MÌNH LÀM- ĐI TRƯỚC THỜI ĐẠI – CHƯA QUAN TRỌNG TIỀN BẠC kết hợp theo định hướng 3 chữ T: TÂM- TẦM –TRÍ, sản phẩm đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành, nhất là thị trường là Hà Nội. Có lẽ chưa có sản phẩm nào lại được làm quà tặng sang nước ngoài nhiều như giấm Kim Ngân. Tháng 3/2016 sản phẩm đã chính thức xuất khẩu sang thị trường Úc dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của nước sở tại và công ty vận tải quốc tế Song Minh đã hỗ trợ tư vấn miễn phí thủ tục xuất khẩu lô hàng. Và các thị trường khác cũng bắt đầu báo giá để xuất khẩu.
Kim Ngân chỉ là người tạo ra sản phẩm, Dượng mới là người thổi hồn vào sản phẩm, và những tấm lòng người Việt đã cho sản phẩm tồn tại và chắp cánh cho nó bay xa. Giờ đây mọi người tìm đến sản phẩm không còn là ủng hộ các cháu vùng cao trong mùa đông giá lạnh, trong đợt bán hàng tình nguyện, cũng không phải ủng hộ để giải cứu nông sản Việt nữa mà tìm đến sản phẩm vì chất lượng của nó. Giấm Kim Ngân tự tin ở mọi góc bếp Việt Nam, và tự tin trên kệ mọi siêu thị trên thế giới, cạnh tranh sòng phẳng với giấm Táo, giấm Dứa của nước ngoài.
Chỉ có 1 điều Dượng nói mà Kim Ngân chưa làm được, đó là Kim Ngân tập trung vào việc sản xuất, làm lớn hơn nữa để vải nông dân được thu mua nhiều hơn, thị trường được rộng mở hơn. Thế nhưng, toan tính đôi lần, khi đọc những dòng tâm sự của học trò, Kim Ngân đành nhận lỗi về mình. Kim Ngân không thể bỏ nghề giáo được, dù đứng trên 2 con thuyền thì sóng gió cũng nhiều hơn, chèo chống cũng vất vả hơn.
Không ai nghĩ một ngày, một cơ sở sản xuất ban đầu chỉ là những thùng nhựa đựng nước vải thô sơ, đặt ở một thị trấn miền núi xa xôi của tỉnh Bắc Giang, lại có thể cạnh tranh với những nhà máy hiện đại của thế giới. Bản thân Kim Ngân là một cô giáo dạy hóa cấp 2 ở một trường huyện xa xôi, cũng trở thành doanh nhân toàn cầu. Sản phẩm của mình được đóng vào container, lên tàu, hòa vào dòng chảy ngoại thương của thế giới.
Kim Ngân vừa đi dạy học vừa kiếm đô la về được, thì các bạn toàn quốc HÀ CỚ GÌ LẠI KHÔNG? Sản vật địa phương của các bạn là cái gì đó, các bạn nghiên cứu, đóng gói, sơ chế hoặc chế biến, lên chi cục đo lường chất lượng tỉnh mình đang ở để đăng ký chất lượng sản phẩm, rồi đưa đi tiêu thụ. Làm sản xuất từ nông sản quê hương đi các bạn, chỉ có bắt tay vô làm mới tạo ra thành tựu. Lý luận, bàn phím và những tiếng thở dài không thể biến nghèo thành giàu, biến khổ cực thành phồn vinh.
Khởi nghiệp là một quá trình thất bại và thất bại. Đứng lên làm lại và thất bại. Tiếp tục đứng lên làm lại. Khổ lắm, đau lắm, nước mắt và những đêm mất ngủ, nhưng bù lại mình có một niềm vui lớn lao vô cùng, đó là sản phẩm của mình, những đứa con tinh thần của mình vẫy vùng khắp biển rộng trời cao.
Dượng ơi, vậy là nhiệm vụ dượng giao Kim Ngân đã hoàn thành rồi nhé. Những vụ vải phía bắc 2 năm nay đã không còn đổ đống và bà con nông dân đã thôi nước mắt ngắn dài. Kim Ngân đã gánh được một gánh rau ra chợ Tây.
Còn ngoài kia, Kim Ngân biết có bao nhiêu bạn trẻ cũng đang gồng gồng gánh gánh. Nào cà phê, nào cao su, nào tiêu, nào ca cao, nào điều, nào thanh long….chấp chới ra sân chơi toàn cầu. Nhìn các bạn vẫy vùng mà Kim Ngân không ngăn được nước mắt vì xúc động.
Thế giới đã rất phẳng.
Người Việt mình, trí tuệ và giỏi giang lắm dượng à.
Thị trấn Chũ
Tháng 5/2016
Bạch Kim Ngân”
Loay hoay mãi với tấm bằng đại họ sau 4 năm đi học, 3 năm đi làm việc linh tinh chân tay, giờ đây con mới có cơ hội được gặp gỡ những tư tưởng lớn của Dượng, bỗng dưng con thấy tiếc. Nếu ngày ấy, con gặp dượng sớm hơn thì có lẽ giờ con sẽ không là một đứa bị mất mục tiêu, đang loay hoay mãi với cơm, áo, gạo tiền. Chỉ giỏi làm việc chân tay, tư duy cũng cho là có chút xiu nhưng mà hong biết tận dụng nên giờ con vẫn đang đi tìm được đường đi. Nên có một người thầy để hướng dẫn, giờ thì con đang cố đi theo Dượng để con học hỏi thêm. Vì bản tính cứ thích chờ đợi và thích an nhàn ngày trước mà giờ đây mình mới cảm thấy đi vào đường khó như thế. Qua 2 năm tự đi lao động chân tay để kiếm sống, cứ thả cho cuộc đời mình trôi mãi về đâu thì cứ trôi, con thấy cuộc đời vô vị quá. Không áp lực, không động lực làm việc, cứ làm hết giờ rồi về, không tìm được mục tiêu đích thực cho riêng mình. Đôi lần muốn tự khởi nghiệp, nhưng điều kiện đâu cho. Con đâu có ai hỗ trợ cho con được, nên con ráng đi làm chân tay thêm 3 năm nữa để con tích góp để tự khởi nghiệp. Mỗi người luôn có một số phận, nhìn lại mình giờ đây cũng đáng lẽ đã ngang tuổi với nhiều người rồi, mà sự nghiệp thì còn nằm ở phía sau người ta. Con thấy tiếc vì con nên tự thân mình lập nghiệp từ khi mới đi học đại học lận. Nếu ngày đó, với tay chân lanh lẹ, đi làm vài năm có lẽ đã học hỏi kinh nghiệm nhiều và tích lũy cũng được một số vốn be bé, để đến hôm nay là con có thể khởi nghiệp như bao người. Sao ngày đó mình không nghĩ được như vây. Có lẽ con được bao bọc kĩ, được sống trong tình thương của bỗ, mẹ con nhiều quá. Với cái tuổi 26 này, giờ đây con muốn đi thử một năm sang Israel để mở rộng tầm mắt ra con đường nông nghiệp thế giới như thế nào. Con thấy ngưỡng mộ họ, nhưng con đã bỏ lỡ nhiều chuyến đi như thế.
Nếu giờ đây có cơ hội nào thực sự cho con đi làm việc ở nước ngoài, con sẽ đi liền không cần suy tính đâu. Con đi để mở rộng con người, đem cuộc sống mới về cho con người ở chỗ quê con. Quê con trồng lúa, rau màu quanh năm nhưng chẳng thấy ai được giàu vì có lẽ nếp cũ, sử dụng phân thuốc hóa học nhiều quá. Thực phẩm ra chợ con mua mà chẳng dám ăn. Được mùa mà đâu có bán giá cao được. Dự định của con là mở một cái nông trại trồng rau kiểu hữu cơ giống như của thầy Nguyễn Bá Hùng ở Đà Lạt, rồi con sẽ mang rau của con đi xuất khẩu để đem lại ngoại tệ và thu nhập cao giống như người dân Nhật bản tại làng thần kì đã làm. Làm như vậy thì mới phát triển được và không bị phụ thuộ vào tình hình tiêu thụ nội địa làm ảnh hưởng đến vẫn đề giá cả và tiêu thụ.
Con cảm ơn vì Dượng đã cho con nguồn cảm hứng. Con ước có thể được gặp Dượng ngoài đởi thật, để con có thể theo học hỏi nhiều hơn được không ạ. Con giờ đang cố tự rèn luyện mình, sáng con tự học Anh văn ở nhà, chiều con đi làm. Con mong con sẽ được bay sang nước Israel 1 năm để làm nông nghiệp rồi bay sang Úc 1 năm nữa để học hỏi thêm rồi con về lại Việt Nam, lên Măng Đen trồng rau. Định là như vậy. Con chỉ biết cố gắng kiếm tiền lúc này để con xin đi Israel thôi. Con cũng chưa biết phải xin ở đâu để được đi và làm thủ tục như thế nào. Con cứ tự lần mò đường mà đi. Chắc sẽ sớm tìm ra được đường đi thôi ạ. Cảm ơn Dượng đã lắng nghe một chút về con.
Trang oi, dang go hoc bong hoc nong nghiep o Israel do
Chào Dượng Tony.
Con tên là Lê Thị Thanh Tân, SN1981, con học ĐH Thủy lợi ra trường tính đến nay đã được 13 năm trong nghề; trong 13 năm đó, 5 năm đầu con nhiệt huyết hết mình với công việc và cũng được đền đáp xứng đáng. Từ năm 2008, con chuyển công tác, tới năm 2010 lấy chồng rồi sinh con; kể từ đó đến nay con vẫn làm nghề nhưng đam mê thì không còn nữa. Đã nhiều đêm con băn khoăn, trằn trọc muốn tìm cho mình 1 hướng đi mới mà chưa có câu trả lời, cho đến hôm đọc được những bài viết của Dượng con mới chợt tỉnh cơn mê. Thú thật với Dượng từ bé con đã thích làm giầu, thích thành công; thời sinh viên con cũng đi gia sư, rửa bát để kiếm tiền đi học, có điều không ai định hướng để con giầu được mà nó mãi chỉ là ước mơ viễn vông của con. 6 năm qua, con chăm 2 đứa con, vẫn loay hay tìm câu trả lời cho mình và cách đây 4 ngày con đã quyết định lập nghiệp bằng nghề nước mắm truyền thống của huyện con (nước mắm Khúc Phụ – thanh hóa).
Con đang băn khoăn 1 điều đó là con nên phân phối sản phẩm này ra thị trường hay tự mình làm 1 thương hiệu riêng vì thương hiệu Khúc Phụ là chung cho cả 1 làng; và sản phẩm này có đặc tính là mặm, nặng mùi mà nếu ko ăn quen sẽ rất khó được Khách hàng chấp nhận (điều này con đã khảo sát thị hiếu người tiêu dùng) dù đây là sản phẩm sạch không hóa chất, được sản xuất bằng thủ công.
Vậy con mạn phép viết thư lên đây mong 1 phép màu nhiệm để Dượng đọc được và cho con lời khuyên bổ ích tạo động lực cho con khởi nghiệp.
Cảm ơn Dượng, kính chúc Dượng sức khỏe, bình an và hạnh phúc.
P/s: Nếu Dượng đọc được lời tâm sự của con, mong Dượng góp ý cho con và gửi về mail [email protected]
tâm đắc nhất câu: CON ĐƯỜNG ĐẾN THÀNH CÔNG NGẮN NHẤT LÀ XUẤT PHÁT TỪ TRÁI TIM CHÂN THÀNH