Nói về Trung Hoa, riêng về đặt tên nước đã thể hiện sự kiêu ngạo. Trung là trung tâm, Hoa là tinh hoa. Những quốc gia lân bang đều bị triều đình Trung Hoa xem là của man di mọi rợ cả.
Tuy xem thường, nhưng chính triều đình Trung Hoa cũng rất lo sợ. Vì nếu họ mạnh lên thì biên cương sẽ không ổn định và đe dọa thiên triều. Do vậy, các chiến dịch phá hoại mang màu sắc rất Trung Hoa được tiến hành trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến, từ văn hóa đến kinh tế, tuyệt đối không để nước nào giàu có hay hùng mạnh hơn. Mỗi cuộc xâm lăng đất Việt, trừ sách tôn giáo, các sách dạy làm người, dạy mở mang đầu óc đều bị đốt sạch hay mang hết về bên kia biên giới, mà tàn bạo nhất với văn hóa Việt là nhà Minh sau khi đánh thắng Hồ Quý Ly. Những quốc gia láng giềng đều bị nhà Minh đem quân đánh phá theo chu kỳ, hòng dẹp mối nguy hiểm về kinh tế.
Tưởng đâu hết nhân tài, nhưng khí Đại Việt còn vượng, bỗng sinh ra một “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần“. Với những câu chuyện ngựa trắng, trái bồ quân và thanh kiếm báu, dân chúng đồng lòng đi theo ủng hộ nên quánh cho giặc Minh chạy té khói. Thắng xong, cụ Trãi mới nói lại cho rõ là ” tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”. Triều đình phương bắc lần nào cũng vậy, đánh thua rút quân về, mặc dù bắt tay hòa hiếu nhưng vẫn tiếp tục phá hoại. Đầu tiên là con người. Các nam thanh nữ tú của đất Việt, nếu sứ Trung Hoa sang và phát hiện, thì phải tìm cách bắt cóc đem về hòng bổ sung vào nguồn gen tốt của Trung Nguyên ( bây giờ việc bán qua biên giới vẫn còn nhưng hẻm phải nam thanh nữ tú nữa mà là mấy cô gái kẹt nét và ham chơi, nên nguồn gen của Trung Quốc càng ngày càng kém). Các long mạch ở đất Việt như núi Tản Viên, sông Tô Lịch….( long mạch là nơi hội tụ khí, nếu ai chôn (táng) cha mẹ khi mất vào đất ngay vị trí long mạch sẽ phát làm đế vương) đều bị người thiên triều sang ếm để không phát vượng trong suốt chiều dài lịch sử, mà đỉnh cao là Mã Viện và Cao Biền.
(Vụ long mạch và cuộc chiến tâm linh giữa Mã Viện, Cao Biền và Tả Ao sẽ kể ở bài sau. Độc giả tới đây sẽ nhìn nhau hỏi, ủa Tony là ai, là ai mà hiểu biết quá vậy. Mà thông tuệ quá vậy? Câu trả lời là: phàm là Tony, thì cái gì cũng biết. Phàm là người Việt, thì đều yêu mến Tony, say mê điên cuồng vì anh ấy, vì anh ấy không nhưng thông tuệ mà còn đệp choai).
Ừa để kể tiếp. Cứ lan man tự khen mình, nghe bắt mệt. Phàm là của ngon vật lạ của các xứ thì có thể đem về Trung Hoa để thiên triều thêm sung túc, nhưng những gì ngon lành của Trung Nguyên thì không được mang sang biên giới với đội ngũ hải quan dày đặc. Ngay cả một giống ngô ( bắp) cao sản nổi tiếng vùng Giang Nam, năng suất cao, triều đình Trung Hoa xem là bí mật của sức mạnh kinh tế, không cho phép mang đi. Người Tàu nào mang sang sẽ bị tru di tam tộc, còn người Nam thì đi bên đó về, sẽ bị hải quan biên giới khám xét kỹ càng, bóp họng móc tai lột quần xem có giấu hạt nào không.
Tuy nhiên, vỏ quýt dày có móng tay nhọn, đó là sự kiện ông Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, tương truyền là em cùng mẹ khác cha với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong 1 lần đi sứ về, đã lừa hải quan Trung Hoa bằng cách nhét hạt ngô vào đít của mình và các tùy tùng ( giống em bé bị sốt lấy paracetamol nhét vào đit vậy). Sau khi hải quan cửa khẩu khám xét, thấy không mang gì ra khỏi nước họ nên cho qua. Sau đó, Trạng Bùng và các tùy tùng tổ chức ị ra rồi cho gieo trồng. Thật kỳ lạ, những hạt ngô này được trồng ở nước Nam thì xanh tốt lạ thường, cao sản hơn cả quê hương Giang Nam của nó gấp mấy lần, góp phần làm cho người dân quê lúc đó hết sức sung túc.
Khoa học ngày nay giải thích, vì trong hậu môn có 1 độ ẩm và 1 số vi khuẩn có lợi thẩm thấu vào trong hạt, giúp nó có độ nẩy mầm cao, cây chắc khỏe, rễ dài, bám đất, hút chất dinh dưỡng tốt. Chính phát minh này của ông đã mở đường cho việc phát triển công nghệ vi sinh xử lý hạt giống sau này của thế giới.
Tony có anh bạn đầu tư trồng ngô. Nghe Tony kể nên bắt chước, xử lý hạt giống bằng cách nhét vô ị ra, rồi trồng. Cả mấy hecta. Hôm bữa gặp Tony, thấy anh ấy đi dạng chân kiểu hàng hai (trong nam gọi là đi chàng hảng), hỏi anh sao vậy, ảnh nói “ năng suất rất cao, nhưng canh tác thể này thì đau đít quá em ạ”
Mình nghĩ Tony nên thay đổi cách viết. Cách viết như thế này ko còn phù hợp. Nếu lạm dụng quá lớp người đọc Tony 2 năm trước có thể sẽ không còn là độc giả của Tony nữa. Tony nên định vị bài viết mình cao hơn. Ex-fan,
Anh ơi, bài này dượng Tony viết rồi được đăng từ 1/9/2014 mà anh. Anh mãi đến 30/12/2016 mới đọc thì thấy dượng của 2 năm trước là đúng rồi :v
@Nguyễn Anh Minh:
Cá nhân mình thì đây là một trong những bài của Dượng Tony mà mình thích nhất. Bạn không thích sự thật hiển nhiên (việc giữa nước nhỏ và nước lớn); hay việc nói thẳng, tả thẳng vào vấn đề (như chuyện nhét hạt giống vào lỗ đít chẳng hạn), thì đành chịu chứ sao giờ? Ko có bạn vẫn có người khác thích những bài viết ngôn từ đơn giản nhưng đúng vấn đề và ý nghĩa sâu sắc như vậy.
Còn bài của tác giả thì muốn viết kiểu nào là quyền của họ chứ nhỉ. Bạn thích kiểu khác thì tìm tác giả có cùng kiểu với bạn mà đọc cho “dễ chịu”, hoặc tự viết ra những tác phẩm với kiểu văn mà bạn thích ấy. Việc đó dễ hơn nhiều á nha 🙂
Hay chí phải!
Câu chuyện này không biết xuất xứ từ đâu và có đúng không? Nhưng ngô, bắp hay bẹ (danh pháp hai phần: Zea mays L. ssp. mays) là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16. Chứ không phải có nguồn gốc ở TQ
Xem lại bộ truyện tranh “thần đồng đất Việt” bạn nhé! Đồng ý là ngô, bắp hay bẹ (danh pháp hai phần: Zea mays L. ssp. mays) là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ.
Nhưng người Trung Quốc có thể đã mang được giống về nước mình. Và đặc biệt, tác giả đã nói ngô có nguồn gốc ở TQ đâu bạn.
Tầu phù buôn bán với Tây phương mạnh hơn ta nên nhập được giống ngô mang về trồng trọt trong khi ta không có nên cụ Trạng Bùng mới phải tìm cách lấy giống ngô mang về mà bạn Lồng Cá ơi.