Tony Buổi Sáng

Review sách “Sổ tay nhà thôi miên”

Review sách “Sổ tay nhà thôi miên” – Những case thôi miên có thật phản ánh thực trạng căng thẳng tâm lý của nhiều người hiện nay

Mâu thuẫn gia đình, áp lực công việc, xung đột tình cảm… là những vấn đề luôn khiến chúng ta căng thẳng, ngủ không ngon và hay gặp ác mộng. Nguyên nhân vì đâu? Phải giải quyết những tình trạng này như thế nào? Cuốn sách “Sổ tay nhà thôi miên” mới xuất bản gần đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Mua sách tại đây để được giảm giá 50%: https://shorten.asia/c1X5WGSY

Sổ tay nhà thôi miên” là cuốn sách tâm lý tiếp theo của tác giả Cao Minh sau thành công của “Thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải”. Chúng ta đã từng biết tới “Thiên tài bên trái, kẻ điên bên phải” – thành quả của tác giả Cao Minh sau bốn năm lui tới không biết bao nhiêu các bệnh viện tâm thần, các cơ quan của Bộ Công an và vô số các phòng khám để tiếp xúc trực tiếp với hàng trăm “con người không bình thường”, cuốn sách thu hút sự quan tâm của hàng triệu độc giả. Lần này vẫn là tác giả Cao Minh, nhưng là Cao Minh sau những lần tới các phòng khám tâm lý, phòng khám thôi miên thu thập tư liệu, để cho ra đời “Sổ tay nhà thôi miên”, thông qua mười lăm case thôi miên hy vọng có thể phản ánh được thực trạng căng thẳng tâm lý của con người đương đại, phản ánh sự cộng hưởng tâm lý của những người dân thành thị. Đọc xong “Sổ tay nhà thôi miên”, liệu bạn có nhìn thấy bóng hình mình trong đó? Hãy cùng đọc tóm lược về một case trong cuốn sách này nhé!

Review sách Sổ Tay Nhà Thôi Miên

Mua sách tại đây để được giảm giá 50%: https://shorten.asia/c1X5WGSY

Case 1: Cơn ác mộng bắt nguồn từ sự chỉ trỏ của những người xung quanh

Vừa ngồi xuống, anh ta tỏ ra bứt rứt bất an, liên tục khụt khịt mũi, cử động ngón tay hoăc cau mày do tố chất thần kinh. Có lẽ người đàn ông trung niên trước mặt đang chịu áp lực tâm lý vô cùng lớn và rất bất an vì nó.

Nhà phân tích tâm lý: “Anh… gần đây ngủ không ngon à?”

Người đàn ông trung niên: “Không phải gần đây, đã ba, bốn năm nay tôi ngủ không ngon giấc. Là thế này, từ ba, bốn năm trước tôi thường xuyên mơ thấy tôi giết vợ mình. Tôi sẽ dùng dao, dùng dây thừng, dùng gối, bẻ gãy cổ, dùng búa… đã vậy sau khi giết còn dùng đủ mọi phương thức để xử lý thi thể… Mỗi lần tỉnh dậy, cả người tôi đều ướt đẫm mồ hôi. Trong giấc mơ tôi đã dự tính trước hết rồi, còn kéo thi thể tới nơi đã chuẩn bị sẵn để xử lý. Ví dụ cắt rời, cho vào bồn tắm đầy axit sulfuric, để tránh axit sulfuric bắn ra ngoài, dùng một tấm kính lớn đậy lên thành bồn, dùng lửa thiêu, hoặc lái xe kéo tới một nơi nào đó, chôn xuống cái hố đã đào sẵn từ trước.”

Nhà phân tích tâm lý: “Anh từng mơ thấy bị bắt bao giờ chưa?”

Người đàn ông trung niên: “Thời gian đầu thì có, càng về sau càng chuyên nghiệp, không lần nào bị bắt cả.”

Nhà phân tích tâm lý: “Vậy vì sao anh lại giết cô ấy?”

Người đàn ông trung niên nhìn xuống đầu gối mình, yên lặng rất lâu mới lên tiếng: “ Tôi không biết… Dục vọng giết người thực sự có thể di truyền sao? Năm tôi chín tuổi bố tôi đã giết mẹ tôi. Tôi đã tận mắt nhìn thấy.”

Nhà phân tích tâm lý: “Nguyên nhân là gì thế?”

Người đàn ông trung niên: “Tôi cũng không rõ lắm, nhưng nghe bà nội tôi kể… Ồ, đúng rồi, tôi do bà nội nuôi lớn. Nghe bà nói, mẹ tôi là một phụ nữ đanh đá, hơn nữa… ừm… hơn nữa, nguyên nhân bố tôi giết mẹ tôi là vì mẹ tôi đã ngoại tình.”

Nhà phân tích tâm lý: “Bố anh bị xét xử chưa? Xin lỗi, tôi không có ý muốn dò la chuyện riêng tư, nhưng…”

Người đàn ông trung niên: “Không sao, đó là sự thật mà. Xét xử rồi, xử tử hình, vì vậy tôi mới được bà nội nuôi.”

Phân tích bệnh án

Sau khi người đàn ông trung niên ra về, nhà phân tích tâm lý ngồi nghiêng bên cạnh bàn sách, một cánh tay và hai chân đều gác lên trên bàn, nhắm mắt như đang đánh tạm một giấc vậy.

Nhà phân tích tâm lý: “Trong giấc mơ phần quan trọng nhất anh ấy thể hiện không phải bạo lực, mà là rất bình tĩnh xử lý thi thể, anh không cảm thấy như thế rất kỳ quái à?”

Nhà thôi miên: “Đánh đồng xử lý thi thể và xu hướng bạo lực thành một là sai à?”

Nhà phân tích tâm lý: “Đúng vậy, không nên đánh đồng hai việc làm một, giết người là giết người, xử lý thi thể là xử lý thi thể. Giết người đại diện cho bạo lực, còn xử lý thi thể lại mang ý nghĩa khác. Nếu tôi đoán không nhầm, xử lý thi thể biểu hiện tình cảm của anh ấy.”

Trong lần gặp tiếp theo gần một tuần sau đó, bệnh nhân được hỏi về những thay đổi trong gia đình sau khi bố anh ta giết mẹ anh ta.

Người đàn ông trung niên: “Ừm, rất nhiều người chỉ chỉ trỏ trỏ bàn tán về tôi… Nhưng bà nội một mình nuôi tôi, kinh tế có hạn, không thể chuyển nhà hay chuyển trường được. Tuy sau khi tốt nghiệp tiểu học lên trung học tình hình có đỡ hơn một chút, nhưng môi trường sống vẫn thế. Về cơ bản… vẫn bị người ta chỉ chỉ trỏ trỏ. Nửa đêm thỉnh thoảng bà nội lại ôm tôi khóc, cho tới khi tôi khóc tỉnh dậy. Bà nội nói với tôi rất nhiều, nhưng khi đó tôi không hiểu, chỉ biết khóc cùng.”

Nhà phân tích tâm lý: “Bà anh… còn sống không?”

Người đàn ông trung niên: “Mất rồi, hồi tôi còn chưa tốt nghiệp đại học, vì việc này tôi đã nghỉ học mất một năm.”

Nhà phân tích tâm lý: “Anh còn họ hàng nào khác không?”

Người đàn ông trung niên: “Sau khi xảy ra chuyện, bên phía ông bà ngoại không còn bất cứ liên hệ nào với chúng tôi nữa, có lẽ bên đó vẫn còn họ hàng. Nhưng không qua lại với nhau nên không biết…”

Nhà phân tích tâm lý: “Bên đằng nội thì sao?”

Người đàn ông trung niên: “Bố tôi là con một, cũng có một số họ hàng xa, nhưng từ sau khi trong nhà xảy ra chuyện, chẳng có bất cứ liên hệ nào nữa.”

Nhà phân tích tâm lý gật đầu: “Ừm, được, tôi hiểu rồi. Đợi lát nữa thôi miên xong chúng tôi sẽ cho anh biết vấn đề nằm ở đâu.”

Buổi thôi miên tiến hành rất thuận lợi, trọng tâm chính là tình trạng và tâm lý sau khi anh ta mất bố mẹ.

Khi buổi thôi miên sắp kết thúc, nhà thôi miên giữ lại những ký ức chôn sâu trong tiềm thức đã khai thác được lúc anh ta bị thôi miên.

Kết luận bệnh án

Giết vợ trong mơ, ngoài việc xu hướng bạo lực, di truyền và bóng ma do tận mắt chứng kiến bố giết mẹ có đôi chút quan hệ với nhau thì đó không phải điểm mấu chốt. Quan trọng ở đây là anh ta khao khát có một thời thơ ấu hoàn chỉnh.

Trên thực tế trọng điểm giấc mơ giết vợ nằm ở quá trình xử lý thi thể. Anh ta đã tận mắt nhìn thấy mẹ chết, vì vậy chẳng còn ôm chút hy vọng nào, hy vọng mẹ có thể sống lại là quá xa vời. Bởi vậy anh ta đặt toàn bộ kỳ vọng vào bố, anh ta hy vọng bố mình không bị trị tội, như vậy ít nhất anh ta còn có một gia đình đơn thân chứ không phải mồ côi cả bố lẫn mẹ. Trong giấc mơ, anh ta càng xử lý thi thể gọn gàng sạch sẽ càng dễ dàng trốn thoát sự trừng trị của pháp luật. Cũng có nghĩa tuy mất mẹ nhưng anh ta vẫn còn có bố. Trên phương diện luật pháp, nếu sau khi mưu sát có thể tiêu hủy toàn bố chứng cứ và không thể định tội, vụ án sẽ trở thành vụ mưu sát hoàn mỹ. Vì vậy giấc mơ của anh ta chú trọng tạo ra vụ mưu sát hoàn mỹ, mượn nó để vỗ về giả tưởng bố anh ta sẽ không bị định tội giết vợ. Anh ta sẽ không mất đi cả hai người thân, thời thơ ấu cũng không thê thảm, không phải chịu nhiều áp lực tâm lý nặng nề. Chúng ta đều hiểu, mọi chỉ trích và bàn tán xuất phát từ tội lỗi của bố anh ta.

Anh ta vẫn luôn canh cánh trong lòng về những hồi ức thời thơ ấu, cho đến tận bây giờ, vì vậy khi cân nhắc chuyện kết hôn, anh ta kiên quyết bỏ qua kiểu phụ nữ giống mẹ mình bởi sợ sẽ giẫm phải vết xe đổ của bố. Anh ta hiểu rõ chính tính cách dữ dằn và việc ngoại tình của mẹ đã dẫn tới kết quả cực đoan này, và người chịu tổn hại lớn nhất lại chính là anh ta. Sau khi kết hôn và có con, tâm lý khiếm khuyết đó của anh ta được bù đắp phần nào, sự dịu dàng của vợ anh ta và sự ấm áp mà gia đình mang lại đã khiến anh ta không còn ôm bất cứ hoang tưởng và giả thuyết nào về mẹ mình nữa. Nhưng quá khứ mất người thân và phải chịu đựng sự chỉ trích, bàn tán vẫn luôn ám ảnh anh ta, sau khi so sánh với con trai mình lại càng bùng lên mãnh liệt hơn. Anh ta từng nói bắt đầu mơ thấy ác mộng từ ba, bốn năm trước, lúc đó con trai anh ta tầm tám, chín tuổi, bằng tuổi lúc anh ta nhìn thấy bố giết mẹ. Vì vậy anh ta bắt đầu nhớ lại thời thơ ấu của mình thông qua giấc mơ này. Anh ta đã tận mắt chứng kiến tất cả, bản thân anh ta đã trải qua những chuyện đáng lẽ anh ta không nên phải chịu đựng, ngoài hiện thực anh ta đã chẳng còn ôm bất cứ hy vọng nào, thậm chí trong giấc mơ anh ta cũng dùng phương thức chuyển đổi để biểu đạt nguyện vọng của mình.

Đề nghị anh ta nên kể chuyện này với vợ, anh ta đã chịu đựng quá nhiều điều không đáng phải chịu đựng và đã gánh vác quá nhiều rồi.

Sổ tay nhà thôi miên – Sách hay các bạn nên tìm đọc

Mua sách tại đây để được giảm giá 50%: https://shorten.asia/c1X5WGSY

Exit mobile version