The story of Ms Broken Rice and Ms Bran (Chuyện Tấm Cám)
Broken rice là tấm, còn bran là cám. Sẵn tiện hạc ngọa ngữ luôn. Tony thì theo phe Ms Bran, hẻm thích Ms Broken Rice. Sáng nay Tony ăn cơm tấm, sườn nướng phết mỡ hành và bì. Ngon quá, vừa ăn vừa lấy đũa quẹt mỏ, lòng chợt nhớ chuyện Tấm Cám ngày xưa (dẫn vào đề).
Chuyện xảy ra trong 1 lần thi thử. Cô giáo ra đề ” hãy phân tích sự nết na hiền dịu của cô Tấm và sự độc ác của mẹ con Cám”. Ngàn năm nay cứ nói “ quả thị thơm cô Tấm rất hiền” hay bài hát gì đó cũng nói hiền lành như cô Tấm. Nhưng Tony đã viết như sau:
“Thật ra em thấy ngược lại mới đúng. Hiếu thảo là Cám, còn độc ác vô văn hóa mới là Tấm. Cám ngây thơ, hành động bộc phát duy nhất của Cám là ăn trộm tép mà thôi. Sau cú lừa chị đi tắm, Cám trút hết giỏ tép mang về. Đấy là 1 hành động ăn cắp vặt mà tuổi thơ nhiều người trải qua, em và bạn bè cũng vài lần ăn trộm xoài nhà hàng xóm. Thì nhắc nhở, dạy dỗ đừng làm vậy nữa, hoặc quánh vài roi chứ gì mà trả thù tàn bạo vậy. Các lần sau, Cám chỉ hành động theo lời mẹ mà thôi. Mẹ bảo gì thì làm nấy. Đó là sự hiếu thảo.
Riêng Tấm thì quá mít ướt, đụng đến là khóc. Ông Bụt cũng rảnh, hễ Tấm khóc là hiện ra, cho hết cái này tới cái kia. Các câu nói của Tấm như ” giặt mà không sạch tao vạch mặt ra” hay ” kẽo cà kẽo kẹt, mày tranh chồng chị, chị khoét mắt cho”…không thể nào thốt ra từ miệng của 1 người hiền dịu được. Em thấy Tấm nói chuyện giống dân giang hồ.
Còn ông vua cũng dễ dãi quá. Chị chết đưa em vô thế làm hoàng hậu cũng chịu. Lỡ Cám xấu quắc thì sao. Vua gì phơi áo ở bờ rào với sào tre mà sợ rách. Mà hoàng hậu sao lại đi giặt đồ, việc này phải người khác làm chớ.
Còn việc leo cây cau, thì thấy dưới này đang chặt thì tuột xuống, chứ còn ngáo ngơ hỏi làm gì đấy mẹ, cây cau nào cao đến nỗi mà nhìn xuống không thấy? Còn hành động sai người rót nước sôi cho con Cám chết nhăn răng và sau đó cắt đầu làm mắm thể hiện sự độc ác đến ghê gớm của Tấm, vậy mà nói hiền dịu. Bao nhiêu người hả hê khi lấy 1 cái ác để trừng trị 1 cái ác, em thấy chẳng ra làm sao”
Đọc xong, cô giáo kêu Tony lên phòng giáo viên mắng té tát. Truyện này ngàn năm nay vẫn vậy, suy nghĩ của người xưa vậy đó. Chúng ta phải thấy hay. Em không được lấy suy nghĩ ngày nay áp cho chuyện xưa rồi phân tích kiểu vậy. Nhưng Tony nói nhưng mà người xưa cũng có cái hẻm có hợp lý mà, hẻm có phù hợp hiện tại thì phải cắt bỏ những đoạn không hay chứ. Cô nói không được là không được. ” Lần này thi thử, cô xử bỏ qua. Lần sau thi thiệt, cô diệt em luôn”, cô vừa nói vừa hỏi Tony có thấy cô hiền dịu giống chuỵ Tấm hem.
Tony nói Yes, Madam. You are very hiền dịu.
Hẻm hỉu ý dượng muốn nói gì luôn.
”. Truyện này ngàn năm nay vẫn vậy, suy nghĩ của người xưa vậy đó. Chúng ta phải thấy hay. Em không được lấy suy nghĩ ngày nay áp cho chuyện xưa rồi phân tích kiểu vậy. Nhưng Tony nói nhưng mà người xưa cũng có cái hẻm có hợp lý mà, hẻm có phù hợp hiện tại thì phải cắt bỏ những đoạn không hay chứ. Cô nói không được là không được. ” . Tác giả có lẽ muốn nói về vấn đề giáo dục ở Việt Nam mình đó.
Theo mình thì chắc là k nên áp đặt suy nghĩ của thời xưa vào thời nay, cung như của mình vào ng khác, phải để cho mọi người tự do phát triển sự tư duy sáng tạo, k phải lúc nào cũng là Cám ác.
Em thấy suy nghĩ của Dượng rất độc đáo ạ. Khi nhìn nhận một sự vật, sự việc thì không nên nhìn vào một mặt của nó, và không nên chỉ đi theo lối mòn của người xưa mà mà bỏ qua suy nghĩ của bản thân. Cần có sự sáng tạo đổi mới trong tư duy, cách nghĩ cách làm.
Đó là suy nghĩ của riêng em khi đọc xong bài này của Dượng
e thấy ngữ văn Việt Nam có kiểu “nêu suy nghĩ và cảm nhận của e về….”.thực ra ý bài muốn nói là:e hãy nêu lại suy nghĩ và cảm nhận của nhà xuất bản và bộ giáo dục
Dượng theo phe Cám, hổng thích Tấm ở tuổi nào vậy ạ ? Còn nhớ khi mình nhỏ tầm 10 tuổi gì đó, sang nhà hàng xóm có cuốn truyện tranh Tấm Cám in rõ là đẹp, gần như cứ sang đó là mình lại đọc cuốn này (hồi đó đâu có sẵn sách, truyện như bi giờ), đọc cứ tới các chi tiết mà Dượng đã liệt kê về “cô Tấm hiền” là mình lại nghĩ ngợi y chang cảm nghĩ của Dượng, cơ mà hồi đó không có ai rảnh để nghe tâm sự “trái khoáy” của con nít. Tới giờ mới có Dượng là 1…mừng hết biết
hehe e cũng thấy vậy á
Con ủng hộ quan điểm của dượng. Con muốn có nhiều góc nhìn khác nữa thì càng tốt.
Con rất thích cái quan điểm dượng hướng tui con. Hay lắm và ý nghĩa nưa d à
Giáo dục là vậy. Khi sách giáo khoa thiết kế bài vậy và có modun ý nghĩa sẵn, giáo viên phải dạy theo thôi. Không thể ý kiến gì khác biệt được.
Em thấy lấp ló đâu đó cái chân lý ” cái gì sai mà nhiều người nói nó đúng thì hiển nhiên nó đúng” còn mình mà đúng mà chỉ có một mình ko cải lại được đám đông thì mình bị cho là sai.
Sự đúng – sai ko được thể hiện theo đúng bản chất mà là bị xét theo đám đông.
Đọc bài này xong thấy Tonybuoisang quá tầm thường nông cạn, bản thân hiểu chưa sâu, chưa hiểu bản chất nguồn gốc câu chuyện thì đừng nên viết sách truyền bá kiểu ” thầy bói xem voi ” hại người hại đời…
… vong bản, phụ lòng cổ nhân
Bạn có thể cho mình xem tầm hiểu biết vĩ đại của bạn bằng 1 bài viết được ko? Cho mình xin link bài bạn viết với.